KẾ HOẠCH AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG THI CÔNG

Thứ Bảy, 21 tháng 4, 2018



CÁC QUY ĐỊNH VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG
KHI LÀM VIỆC TẠI CÁC CÔNG TRƯỜNG
I.    Đối tượng áp dụng
Các quy định này bắt buộc cho cán bộ công nhân làm việc tại công trường.
Ngoài việc tuân thủ các quy định về an toàn chung còn phải tuân thủ các quy trình về an toàn mà do chủ đầu tư đưa ra.
II.  Các quy định chung an toàn lao động.
1.    Tất cả các thầu phụ phải cung cấp danh sách công nhân cho vào làm việc tại công trình cho bộ phận an toàn ( kèm hình ảnh công nhân).
2.    Công nhân phải đủ 18 tuổi trở lên căn cứ vào chứng minh.
3.    Mỗi một thầu phụ phải có ít nhất 01 người phụ trách về an toàn.
4.    Thầu phụ phải trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân.
5.    Mang giầy,nón bảo hộ lao động đeo thẻ nhân viên,mặc áo đồng phục trước khi vào công trường.
6.    Tuân thủ đúng các quy định và chỉ dẫn an toàn khi làm việc tại công trường.
7.    Không ai được uống rượu hoặc bia,các chất cồn chất kích thích,và chất nổ vào công trường.
8.    Chỉ được phép hút thuốc tại khu vực quy định,nếu phát hiện hút thuốc sai nơi quy định sẻ bị lặp biên bảnvà trục xuất ra khỏi công trình.
9.    Cấm đùa giỡn hoặc chạy nhảy khi đang làm việc tại công trường.
10.    Không sử dụng phương tiện cá nhân đã hư hỏng.
11.    Khi phát hiện máy móc hư hỏng.công nhân phải báo ngay với giám sát/ tổ trưởng và không được sử dụng máy móc đó.
12.    Khi phát hiện các mối nguy hiểm trong công việc có  thể gây ra tai nạn cho mình hoặc những người xung quanh công nhân phải dừng công việc và báo cáo với giám sát/tổ trưởng.trường hợp không giải quyết thì phải báo lên bộ phận an toàn của thầu chính.
13.    Khi xảy ra sự cố hoặc tai nạn lao động công nhân phải báo cáo ngay với giám sát,tổ trưởng và bộ phận an toàn của thầu chính.
III.       Quy định cho dụng cụ cầm tay.
·      Tiếp xúc với điện
-         Dụng cụ cầm tay.
-         Không sử dụng các dụng cụ cầm tay đã bị nứt ,bể,gãy.
-         Không sử dụng những dụng cụ khi có dầu mỡ dín trên tay.
-         Máy điện cầm tay ( như máy hàn, máy cắt, máy khoan, máy hàn di động, máyplasima…) tất cả các máy  phải được kiểm tra tình trạng hoạt động trước khi đưa vào sử dụng.
-         Tất cả các máy thiết bị điện phải được nối mass (nối te).
-         Các chuyển động cầm tay phải được gắn bao che bảo vệ an toàn thuận tiện khi sử dụng,tháo lắp.
-         Đối với trường hợp thiết bị  bảo vệ của máy điện cầm tay, công nhân phải báo cáo cho tổ trưởng và tổ trưởng xác nhận với giám sát công trình về việc này, giám sát công trình phải xem xét biện pháp thi công khác dảm bảo an toàn tuyệt đối thì mới cho thi công tiếp tục công việc.
-         Vỏ dây dẫn điện của máy cầm tay phải được quấn cách điện khi bị tróc,dập nứt vỏ gây hở lõi đồng bên trong. Thì tiến hành cho cắt bỏ, thay thế bộ dây mới.
-         Cấm sử dụng Máy điện cầm tay khi chúng bị hư hỏng và không đảm bảo an toàn.
-         Sử dụng kính trắng dạng gọng đeo hoặc tấm chắn che mặt khi tiến hành công việc  mài cắt sắt.
-         Tại khu vực chứa các chất cháy nổ,những công việc phát sinh tia lửa văng bắn do sử dụng máy điện cầm tay phải trang bị thêm bình chữa cháy phù hợp.
-         Giữ dây dẫn điện tránh xa các vật sắc nhọn, nguồn nhiệt, dầu, các khu vực ẩm ướt, hoặc vũng nước và các bộ phận di chuyển
IV.        LÀM VIỆC TRONG KHÔNG GIAN HẠN CHẾ
-         Luôn có giấy phép làm việc trước khi tiến hành công việc trong không gian hạn chế. Giấy phép này được duyệt bởi giám sát công trình.
-         Những người vào làm việc và người cạnh bên ngoài phải tham gia lớp huấn luyện an toàn làm việc trong không gian hạn chế. Bộ phận an toàn sẽ cấp thẻ làm việc trong không gian hạn chế, Giám sát công trình kiểm tra người vào và người canh ngoài thông qua thẻ, trước khi tiến hành cấp giấy phép làm việc.
-         Luôn có người canh bên ngoài khi công nhân làm việc trong không gian hạn chế.
-         Thông gió trước và trong thời gian làm việc.
-         Kiểm tra cách điện của thiết bị , dây dẫn và kiểm tra trước khi vào không gian hạn chế .
-         Sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân phù hợp với công việc khi làm việc trong không gian hạn chế .
-         Sử dụng đèn chiếu sáng có điện áp dưới 36 vôn.
V.           AN TOÀN ĐIỆN
-         Có phương án bảo vệ dây điện ( kể cả dây điện hàn) khi kéo băng quang qua đường nội bộ trong công trường. Dây điện cố định phải được treo cao và cố định trên 2 mét hoặc luồng ống chôn vào lòng đất 15cm.
-         Các đầu dây dẫn điện hàn, dây mát nối với máy hàn phải được bấm đầu cốt và bắt chặt bằng bu- long.
-         Sử dụng ổ cấm công nghiệp khi thi công tại công trình, tuyệt đối không sử dụng ổ và phích cấm cao su khi sử dụng các thiết bị điện.
-         Không được cắm dây dẫn điện trực tiếp vào ổ cắm mà phải có phích cắm. Tủ điện phải lắp các thiết bị bảo vệ như CB, ECB,...
-         Dây dẫn điện nguồn phải được treo lên cao, tránh để sắt thép đè lên và nằm trong nước.
-         Kiểm tra dây dẫn điện có bị tróc, trầy xướt vỏ ( kể cả dây điện hàn) trước và sau ca làm việc. Không sử dụng dây dẫn điện bị đứt, hở, nối quá nhiều ( tốt nhất là không có mối nối).
-         Chỉ có thợ điện mới được sửa chữa các thiết bị điện và đóng mở cầu dao trong tủ điện chính ( trừ trường hợp xảy ra sự cố).
VI.        CÔNG VIỆC HÀN ĐIỆN VÀ CẮT KIM LOẠI BẰNG KHÍ GAS LPG – OXY
-         Trang bị bình chữa cháy phù hợp khi hàn cắt, khu vực có chất dễ cháy nổ và dọn vệ sinh sạch sẽ.
-         Cấm hút thuốc khi đang hàn cắt kim loại bằng khí gas LPG và OXY, khu vực kho chứa các chai khí nén, chất dễ cháy ( như xăng, sơn).
-         Khi hàn cắt trên cao phải có biện pháp an toàn về kỹ thuật và có biện pháp che chắn bình chứa ga - oxy.
-         Phải sử dụng các thùng chuyên dụng và được cấp phép từ Giám sát công trình khi cẩu các chai khí nén lên cao.
-         Sử dụng phương tiện bảo vệ phù hợp như bao và ống tay da, mặt nạ hàn, tấm chắn che mặt và tạp đề nếu cần thiết.
-         Các chai khí ( bao gồm CO2, Gas, Oxy, Argon,...) phải được dựng đứng và buộc dây vào vị trí chắc chắn trong khi sử dụng.
-         Cấm dùng tay hoặc dụng cụ có dính dầu, mỡ khi sử dụng chai oxy.
-         Cấm mang, vác, lăn chai khí nén mà phải chuyển các bình khí nén bằng các biện pháp an toàn (Dùng gọ chứa an toàn có bánh xe để di chuyển hoặc dùng xe di chuyển).
-         Không đặt chai khí nén gần nguồn lửa, nguồn nhiệt, ngoài trời nắng hoặc gần các nguồn khí nén khác mà phải đặt ở nơi thoáng khí.
-         Không sử dụng đèn cắt bị hư hỏng.
-         Dây điện hàn phải bấm đầu cốt, không đứt, hở hoặc nối quá nhiều. Dây mát hàn phải có kiềm kẹp đầy đủ, không được nối hoặc hàn trực tiếp vào sản phẩm.
-         Không để chai khí nén đè lên dây nguồn hoặc dây mát hàn đang có điện.
-         Các phần nối giữa ống mềm và đầu nối phải được vặn chặt bằng cổ dê và chắc chắn không bị rò rỉ ( sử dụng nước xà bông để thử ).
-         Không sử sụng các chai bị cháy, lõm, hư hỏng ở miệng chai.
-         Không sử dụng các bình gas, LPG và chai khí nén khi đồng hồ đo áp bị hư hỏng
VII.     AN TOÀN VẬN HÀNH CẨU
-         Chỉ những người được huấn luyện về an toàn cẩu trục mới được phép vận hành cẩu. Bộ phận an toàn sẽ cấp thẻ vận hành cẩu trục và kiểm tra người vận hành cẩu thông qua thẻ.
-         Kiểm tra thiết bị treo tải như cáp, xích và cáp vải trước khi tiến hành nâng hạ.
-         Không ai được đứng dưới tải hoặc đi qua lại trong vùng nguy hiểm của cẩu trục đang nâng hạ.
-         Không ai được đứng trên tải khi đang nâng hạ.
-         Không nâng tải qua khu vực có người mà chưa có tín hiệu cảnh báo.
-         Cấm nâng quá tải so với năng lực nâng của cẩu trục.
-         Cấm kéo lê tải trên mặt đất hoặc nâng hạ tải khi nó chưa ổn định.
VIII. AN TOÀN TRONG CÔNG TÁC KHOAN
Các biện pháp phòng ngừa tai nạn.
1. Đảm bảo ổn định của hố KHOAN (biện pháp kỹ thuật)
-         Khi KHOAN với thành đứng.
-         Định vị tim cọc
+ Vị trí cọc phải được xác định đúng theo bản vẻ (Dùng máy trắc đạc để xác định)
+ Trước khi khoan hạ vách phải đãm bảo không dịch chuyển cho tới khi hạ xong ống vách để khi kiểm tra nghiệm thu xong ống vách.
+ Dung dịch polymer: Dung dịch sẽ được trộn và chứa silo đẫ được lắp đặt sẵn.
+ Khi khoan hố khoan phải được bơm đầy polymer để dảm bảo áp lục trong hố khoan.
+ Ống vách - ống chống tạm (casing) dùng để bảo vệ thành hố khoan ở phần đầu cọc.
+ Ống vách sử dụng được chế tạo tại xưởng sản xuất rồi vận chuyển về công trường.
+ Để hạ ống vách, đầu tiên phải khoan tạo lỗ đúng vị trí tim cọc.
+ Khi tiến hành khoan, máy khoan sẽ đuuợc kiểm tra độ thăng bằng của xe, độ thẳng đứng của cần khoan.
2. Biện pháp kỹ thuật chung.
 Khoan đất:
-  Tại nơi có hố khoan phải có rào ngăn, biển cắm đèn báo hiệu.
-  Khi khoan không cho công nhân ngồi gần khu vực khoan.
-  Các vật liệu phải đặt cách khu vực khoan hơn 1m.
-  Khi khoan và đổ bê tông xong ống vách sẽ được rút lên bằng xe cẩu phục vụ.
-  Khi thi công bằng cơ giới phải điều tra mạng lưới đường ống, cáp điện tại nơi cần khoan.
-  Khi khoan phải tránh người đi lại và các công việc phụ xung quanh cạnh miệng hố ≥ 5m.
IX.      AN TOÀN TRONG CÔNG TÁC ĐỔ BÊ TÔNG
-         Phải tiến hành tổ chức hướng dẫn công nghệ cũng như hướng dẫn bảo đảm an toàn cho mọi người làm việc trong công trường thi công cọc khoan nhồi. Người công nhân phải có đầy đủ các dụng cụ bảo hộ lao động cần thiết như : mũ, giầy, găng tay, mặt nạ phòng hộ v.v.. để làm việc, nếu thiếu thiết bị bảo hộ lao động không được vào công trường. Phải bố trí người có trách nhiệm làm công tác an toàn. Tất cả mọi người phải tuân theo lệnh của người chỉ huy chung.
-         Bê tông sử dụng là bê tông thành phẩm được vận chuyển đến công trình bằng xe chuyên dùng thông số kỹ thuật của bê tông phải được đảm bảo đúng thiết kế.
-         Trước khi đổ bê tông tất cả các xe đều phải được kiểm tra độ sụt.
-         Đầu ống đổ được gắn vào phiễu đổ, bê tông được xả trực tiếp từ xe vận chuyển vào phiễu đổ xuống đáy cọc.
-         Trong quá trình đổ bê tông hố khoan sẽ được kiểm tra liên tucjbawfng thước dây không dãn có gắn quả dọi bằng thép.
-         Khi gặp sự cố phải báo cáo ngay chỉ huy khu vực để xử lý và chỉ xử lý theo lệnh của ban quản lý.
-         Phải tuân thủ mọi qui trình an toàn lao động hiện hành có liên quan.
X.           VỆ SINH CÔNG TRƯỜNG
-         Tất cả cán bộ công nhân viên công ty và nhà thầu phụ phải đảm bảo khu vực thi công của tổ chức/ đơn vị mình luôn sạch sẽ, gọn gàng và an toàn. Bao gồm: giàn giáo, các lối đi, hố đào và lối vào công trình. Thường xuyên thu gom vật tư thừa trên cao để tránh vật tư rơi xuống dưới gây chấn thương / tai nạn cho người bên dưới.
-         Rác thải, rác sinh hoạt, sắt vụn phải bỏ vào thùng chứa theo quy định.
-         Hút thuốc đứng nơi quy định trên công trường.
-         Đi vệ sinh đúng nơi quy định.
XI.        BIỂN BÁO
Tất cả các nhà thầu phụ và quản lý công trường phải tự chuẩn bị đầy đủ các biển cảnh báo trước khi tiến hành thi công tại công trình gồm:
- Biển báo “ khu vực nguy hiểm”
- Biển báo “ cấm vào”
- Biển báo “ khu vực cẩu”
- Biển báo “ chú ý trên cao”
- Biển báo “ cấm hút thuốc”
- Biển báo “ chú ý hố sâu”
- Biển báo “ điện giật”
- Dây cảnh báo ( màu đỏ- trắng)
XII.     HÌNH THỨC KỶ LUẬT CÁC VI PHẠM AN TOÀN
·           Các vi phạm nhẹ.
-         Vi phạm nhẹ là vi phạm không gây ra nguy hiểm cho bản thân hay các nguy hiểm trước mắt khác. Những cá nhân vi phạm các lỗi vi phạm hầu hết là do tình huống tạo ra sẽ bị nhắc nhở để chỉnh sữa tình huống đó lập tức. Nếu vi phạm lần 2, BPAT lập biên bản xử phạt. Mức phạt 100.000 đ trong 1 lần vi phạm.
·           Các vi phạm nặng.
-         Vi phạm nặng là vi phạm nội quy an toàn mà tại nơi vi phạm đó bản thân hay những người khác đang ở trong tình huống nguy hiểm như: công nhân hút thuốc gần các chất dễ cháy, công nhân làm việc trên cao không đeo dây an toàn, không đội mũ bảo hộ,.... những trường hợp này sẽ bị lập biên bản và đình chỉ công việc 1 ngày. Nếu tái phạm sẽ trục xuất khỏi công trình và phạt tiền theo danh mục đính kèm:...’ Danh mục phạt tiền lỗi vi phạm các qui định an toàn tại công trình”
-         Các nhà thầu phụ  vi phạm nặng hay cho phép các điều kiện thiếu an toàn tiếp tục làm việc mà không có nổ lực để cải thiện, từ chối các hướng dẫn, chỉ dẫn về an toàn mà công ty yêu cầu sẽ bị dừng công việc và xem xét về điều kiện hợp đồng.
-         Ghi chú: Các biên bản vi phạm nội quy an toàn sẽ đi kèm hình ảnh vi phạm và trừ vào hợp đồng.
·           Trục xuất ra khỏi công trường
-         Những cá nhân nào vi phạm vào các quy định như: uống rượu, bia trong công trường, trộm cắp, phá hoại, không tuân thủ các hướng dẫn an toàn, xem thường cấp trên, an toàn sẽ bị trục xuất ra khỏi công trường.
-         Nếu công nhân nhà thầu nào xảy ra xung đột, đánh nhau dẽ trục xuất ra khỏi công trường và đình chỉ thi công 01 tuần.
Chính sách khen thưởng -  kỷ luật về an toàn được áp dụng trên tất cả công trình của công ty nhằm khuyến khích tất cả các cán bộ nhân viên nâng cao ý thức về an toàn lao động.


0 nhận xét:

Đăng nhận xét